Công nghệ màn hình IPS hiện nay được ứng dụng rộng rãi. Trên các thiết bị công nghệ thông minh như điện thoại, laptop, máy tính bảng. Và IPS đang là một đối thủ “nặng ký” của AMOLED. Nhưng bản chất thực sự của công nghệ này thì không phải ai cũng nắm rõ. Vậy IPS là gì? Nó có cấu tạo như thế nào? Ưu nhược điểm ra sao? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của ZEUS Việt Nam để cùng tìm hiểu về công nghệ này.
IPS là gì?
IPS là cụm từ viết tắt của từ Tiếng Anh (In-plane Switching) là công nghệ hình ảnh được ứng dụng phổ biến trên màn hình LCD. Công nghệ màn hình IPS được phát triển bởi hãng Hitachi, ra đời vào năm 1996 với mục đích chính là khắc phục những ưu điểm cố hữu, không còn phù hợp của công nghệ màn hình TN (Twisted nematic field effect) đươcj áp dụng rộng rãi trên màn hình LCD vào những năm thập niên 1980 và nửa đầu những năm 1990.
Những nhược điểm cố hữu của màn hình TN bao gồm góc nhìn hẹp và khả năng tái hiện màu sắc còn hạn chế. Và công nghệ In -plane Switching có sự liên quan đến việc sắp xếp và chuyển đổi được định hướng của các phân tử tinh thể lỏng được sắp xếp theo chiều ngang giữa những lớp kính nền. Từ đó sẽ giảm được mức lượng mà ánh sáng phản xạ, cho góc nhìn rộng hơn, màu sắc hiển thị chân thực. Khi người xem quan sát ở các góc khác nhau hay khoảng cách xa thì chất lượng hình ảnh cũng không hề bị thay đổi.
Màn hình IPS có ưu nhược điểm gì?
Ưu điểm
- Độ sáng màn hình, độ tương phản vượt trội chính là những ưu điểm không thể không nhắc đến của công nghệ màn hình IPS. Và đó cũng là lý do mà Apple lựa chọn công nghệ này trên các sản phẩm công nghệ thông minh của mình như Ipad, Iphone 5, Iphone 6 Plus, Ipad air 2.
- Công nghệ màn hình IPS tái hiện hình ảnh rõ ràng, sắc nét, sinh động và chân thực hơn với góc nhìn rộng
- Các tinh thể lỏng trên tấm nền màn hình được sắp xếp theo theo những phương pháp mới nên quá trình tái tạo màu sắc chính xác và rõ nét hơn. Cho người xem cảm giác thoải mái và không gây khó chịu cho mắt người nhìn.
- Không giống với công nghệ màn hình TN LCD, thì màn hình IPS LCD không hiện được sáng màn hình khi có tác động chạm vào. Điều này là một điểm vô cùng tiện lợi khi ứng dụng nó trên những thiết bị công nghệ cảm ứng như Smartphone và Talet. Tiết kiệm được pin trong quá trình sử dụng.
- Khi quan sát ở góc nhìn hẹp, thì các chi tiết nhỏ trên màn hình cũng không bị ảnh hưởng nhiều
Nhược điểm của màn hình IPS là gì?
Nếu đem ra so sánh với các công nghệ màn hình hiện đại như OLED hay AMOLED thì màn hình IPS vẫn còn những nhược điểm cần phải khắc phục và cải tiến như:
- Màn hình dày hơn so với AMOLED, điều này cũng có thể giải thích cho việc cấu tạo của màn hình AMOLED vẫn đơn giản hơn màn hình IPS
- Tấm nền IPS tiêu thụ khá nhiều lượng điện năng
Những sản phẩm gắn liền với công nghệ màn hình IPS
Tuy công nghệ màn hình IPS còn có những nhược điểm so với màn hình OLED và AMOLED. Tuy nhiên công nghệ này cũng đang được ứng dụng một cách phổ biến. Trên các thiết bị công nghệ hiện đại như Smartphone, máy tính bảng, Ipad từ phân khúc trung cấp cho đến cao cấp nhất. Hãng sản xuất Apple vẫn duy trì sử dụng tấm nền IPS trên các sản phẩm của mình. Ngoài Apple thì vẫn còn một số hãng khác. Rất trung thành với công nghệ này như: Sony, LG, Nokia trên các dòng điện thoại như: Oppo F7, Iphone 6S, LG G3, Oppo A7,..
Tất cả các màn hình được tạo ra từ công nghệ IPS có giống nhau?
Cách đây khoảng 10 năm về trước, thì IPS được xem là tượng đài đỉnh cao công nghệ. Hiển thị với góc nhìn rộng và chất lượng hiển thị hoàn hảo. Và được nhiều nhà sản xuất công nghệ lựa chọn cho sản phẩm của mình. Với sự phát triển của công nghệ, tấm nền IPS có nhiều giá khác nhau. Và có nhiều mức giá, chất lượng từ bình dân cho đến cao cấp. Và chúng ta có thể thấy rõ được sự chênh lệch chất lượng. Giữa những sản phẩm sử dụng tấm nền màn hình IPS giá rẻ và tấm nền IPS chất lượng cao.
Hy vọng bạn có thể hiểu rõ hơn về công nghệ màn hình này. Trả lời cho câu hỏi “IPS là gì?”. Và lựa chọn sử dụng các sản phẩm công nghệ phù hợp với nhu cầu của mình.
Công ty TNHH giải pháp công nghệ cao Zeus Việt Nam
Trụ sở: Số 107 Phố Trung Phụng, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
Hotline: 0354390668 (Mr. Hoàng)
Website: manhinhlcdcamung.com